Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Tiêu chuẩn chức danh Tổng bí thư được điều chỉnh

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành quy định mới về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thay thế quy định cũ từ năm 2017.

Theo đó, ngoài tiêu chuẩn chung, quy định mới nêu rõ các tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư...

Chức danh Tổng bí thư được quy định là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng; "có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước vấn đề khó liên quan đến vận mệnh của Đảng, quốc gia, dân tộc"...

Quy định mới nêu Tổng bí thư phải "có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt". So với quy định cũ đã bổ sung cụm từ "cán bộ chủ chốt".

Theo ông Nguyễn Đức Hà (nguyên Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương), cán bộ chủ chốt ở Trung ương được hiểu là các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban bí thư.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX

Cũng theo quy định mới, Tổng bí thư phải là người "đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định".

Như vậy, thay vì nêu "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" như quy định năm 2017, quy định mới đã điều chỉnh thành "hoàn thành tốt nhiệm vụ". Ở nội dung này, các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cũng được điều chỉnh tương tự.

Quy định mới nêu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều phải "có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân"; thêm "nhân dân" so với quy định trước đây.

Chức danh Tổng bí thư tiếp tục được quy định là "trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị...". Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được điều chỉnh từ "hạt nhân đoàn kết" trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng, thành "trung tâm đoàn kết".

Ngoài điều chỉnh, bổ sung nêu trên, tiêu chuẩn liên quan đến các chức danh lãnh đạo chủ chốt được cơ bản giữ nguyên như quy định năm 2017.

Ở phần tiêu chuẩn chung, về chính trị tư tưởng, quy định mới bổ sung thêm tiêu chuẩn "kiên định đường lối đổi mới của Đảng" và "kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng".

Về đạo đức lối sống, quy định mới nêu chi tiết hơn tiêu chuẩn liên quan đến công tác cán bộ. Theo đó, cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý phải "thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ".

Ngoài ra, quy định mới sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn cho các chức danh lãnh đạo trong khối các cơ quan đảng ở Trung ương; cơ quan Quốc hội, bao gồm cả Kiểm toán Nhà nước; cơ quan Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước; cơ quan tư pháp...

Năm 2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành quy định (số 90) về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý; trong đó có tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực và uy tín, sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.

Đồng thời, quy định 90 nêu tiêu chuẩn chức danh cụ thể với uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư và các chức danh lãnh đạo như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban bí thư...

Sau 3 năm, Bộ Chính trị đã ban hành quy định mới (số 214) để thay thế Công ty dịch thuật Đồng Nai quy định số 90. Ban tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan liên quan được giao cụ thể hoá nội dung trong quy định mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét